25/10/17

Blockchain sẽ giải quyết các vấn đề của tài chính vi mô như thế nào

Tài chính vi mô (tín dụng vi mô) từ lâu đã hứa hẹn đẩy lùi đói nghèo, cung cấp những khoản vay nhỏ dễ dàng tới những cộng đồng từ lâu bị cho ra ngoài cuộc chơi tín dụng. Tuy nhiên có nhiều chỉ trích cho rằng trong cuộc chơi này chỉ có người cho vay là được hưởng lợi bằng lãi suất cao và lãi mẹ lãi con của những khoản vay bị quá hạn. Tuy vậy dù sao đi nữa tài chính vi mô cũng chỉ vừa nhập cuộc vào đường đua tín dụng và cần thêm nhiều yếu tố nữa - trong đó có blockchain - để nó có thể phát huy tiềm năng của mình.

Các ngân hàng thương mại như Citigroup Inc. và Deutsche Bank AG vừa thành lập những quỹ tài chính vi mô. Người dân ở các nước phát triển đang cho vay tiền để các nông dân ở Ecuador trồng lúa hoặc các nông dân ở Togo mua máy móc cơ giới nông nghiệp. Hàng tỷ đô đã được đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo UN, các khoản vay nhỏ có thể được dùng để phát triển một kinh doanh có lợi nhuận tốt và từ đó nuôi sống gia đình và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng địa phương.

Tuy vậy, trong thập niên kể từ khi tài chính vi mô đang có tiếng tăm như là một giải pháp bền vững đi từ dưới lên, nó đã dẫn tới nhiều chiến lược bị kết luận là đã không đạt được thành công và còn làm cho tình trạng đói nghèo trở nên tệ hơn. Everex - một công ty về tín dụng blockchain - đã nghiên cứu và cho thấy nhiều vấn đề đang cản trở người cho vay tín dụng vi mô cũng như tìm thấy được giải pháp mà blockchain có thể mang lại.

Một vấn đề chính của tài chính vi mô là hầu hết các khoản vay đều đổ vào các khoản chi tiêu cần thiết của cuộc sống thay vì đi vào những công việc kinh doanh vừa và nhỏ để tạo ra thu nhập cho người vay và trả được nợ vay. Còn những người mở công việc kinh doanh lại cho rằng khoản vay quá ít khiến họ không đủ vốn để thành công. Ở Mexico, tài chính vi mô đã bị chỉ trích vì cho rằng đã tạo ra nợ cho những người vay nghèo khổ.

Nhiều người kết luận chỉ có người cho vay là được hưởng lợi từ dịch vụ tài chính vi mô. Và những người cho vay kiểu này bị xem là những kẻ cho vay nặng lãi kiểu mới.

Trên báo The Guardian, Jason Hickel - Giáo sư về kinh tế vi mô của London School - cũng đã kết luận:
Tài chính vi mô đã trở thành một cơ chế được chấp nhận rộng rãi để hút của cải và tài nguyên từ những người nghèo.
Ông trích dẫn một báo cáo của Bộ Phát triển Quốc tế (Anh) cho thấy tài chính vi mô đang được phát triển trên một nền tảng vô cùng yếu ớt bởi vì không có một bằng chứng rõ ràng nào cho thấy các chương trình tài chính vi mô đã đạt được ảnh hưởng tích cực. Có rất nhiều lời than phiền về mức lãi suất cao kinh khủng có khi lên đến 200% như ở  Compartamos.

Nhân tố Blockchain

Những yêu cầu về sự tin cậy và sự tham nhũng đã tạo nên một phần lớn các vấn đề đang nổi lên trong lĩnh vực tài chính vi mô. Hơn nữa, tài chính vi mô truyền thống vẫn còn nhiều vấn đề như:

  • Nhiều chi phí vận hành và chi phí thừa
  • Tốn nhiều chi phí để trả cho cỗ máy vận hành cồng kềnh
  • Chậm trong giải ngân và thu hồi khoản vay
  • Dễ bị tham nhũng
  • Cơ chế tập trung rất khó thay đổi
Các câu hỏi đặt ra là:

Làm sao để blockchain giải quyết các vấn đề của tài chính vi mô?

Blockchain là một dạng trao đổi dữ liệu và chia sẻ file kiểu peer-to-peer trong đó tạo niềm tin giữa các bên tham gia vào mạng lưới phân tán bằng việc đảm bảo một sự đồng thuận trong phần lớn mạng lưới và không ai có thể điều khiển được phần lớn đó. Blockchain cũng cung cấp một cơ chế khuyến khích tài chính rất đáng để nghiên cứu đối với mảng tài chính vi mô.

Blockchain làm sao để loại bỏ khả năng tham nhũng?

Nếu các hoạt động thông thường được điều khiển bởi một bên trung tâm được chuyển thành bởi nhiều bên ngang hàng nhau và có quyền bỏ phiếu để hoạt động trong một mạng lưới thì việc tham nhũng/lạm quyền sẽ hoàn toàn bị xoá bỏ. Đó chính là điểm cách mạng của blockchain.

Làm sao blockchain có thể chiến thắng trong lĩnh vực này?

Những cơ chế tài chính truyền thống đang gặp vấn đề về chi phí cao trong vận hành và thời gian hoàn vốn lâu. Ngược lại, những startup trong mảng tài chính vi mô hoạt động rất tinh gọn. Tài chính truyền thống sẽ phải đối mặt với các vấn đề này, cộng với việc cạnh tranh với các đối thủ startup nhỏ bé nhưng hiệu quả và sự thay đổi trong thói quen của khách hàng.

Làm sao blockchain có thể đẩy nhanh quá trình xác thực và giải ngân?

Việc xác thực giao dịch trên blockchain chỉ cần yêu cầu các thành viên khác trong mạng lưới cùng ký vào một giao dịch. Nếu một giao dịch đã được ký, nó không thể được thực hiện lần thứ hai. Nhờ cơ chế này mà giao dịch trên blockchain có thể kết thúc từ vài giây đến vài phút trong khi đối với tài chính truyền thống có lẽ sẽ mất vài ngày đến đôi khi vài tuần.

Cơ chế phân cấp giúp đẩy nhanh giao dịch

Cấu trúc phân cấp sẽ giúp một giao dịch được thông báo đến toàn bộ các thành viên trong mạng lưới khi nó xảy ra. Do đó tất cả các thành viên trong mạng lưới đều biết đến giao dịch này. Việc xác thực có thể được xem từ bất cứ điểm nào trên mạng lưới, do đó đẩy nhanh được thời gian xác nhận hơn so với cơ chế xác nhận truyền thống. (So với quá trình tiền chuyển xuống cũng như báo về hệ thống trung ương của tài chính truyền thống)

Kết luận

So với các cơ chế truyền thống, blockchain đã đẩy các giới hạn của việc tích hợp tài chính xa hơn giúp thúc đẩy sự hiểu biết và tham gia nhiều hơn của người dân trên toàn thế giới vào lĩnh vực tài chính.
Bằng việc giảm thiểu các chi phí chuyển tiền và giao dịch, blockchain có thể giải quyết hầu hết các vấn đề chính của tài chính vi mô, tạo tiền đề cho sự bùng nổ các công ty tài chính nhỏ giúp đưa một số lượng người khổng lồ thoát khỏi đói nghèo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét